Tìm hiểu về dây, cáp điện

Nói về điện tưởng ai cũng biết, nhưng khi nói về điện, có người lại bảo: “chẳng hiểu gì về điện”, ngẫm lại cũng thấy đúng, là vì, tôi có mấy anh bạn làm về xây dựng, quản lý “hẳn hoi”, ấy vậy mà khi dùng dây và cáp điện cho công trình mình quản lý lại không phân biệt nổi khái niệm dây, cáp điện, cũng như không hiểu và biết về loại dây, cáp nào thực sự tốt, cấu tạo ra sao? Vậy thì cứ mạnh dạn có vài lời về chia sẻ:

Trong vật lý và kỹ thuật điện, dây dẫn là một vật hoặc loại vật liệu cho dòng điện di chuyển theo một hoặc nhiều hướng. Trong các kim loại như đồng hoặc nhôm, các hạt tích điện chuyển động là các điện tử. Điện tích dương cũng có thể di chuyển, chẳng hạn như điện catio của một pin, hoặc các proton di chuyển của dây dẫn proton của một tế bào nhiên liệu.

Chất cách điện là vật liệu không dẫn điện với ít điện cực di chuyển và chỉ hỗ trợ các dòng điện không đáng kể. Công dụng của dây dẫn điện là truyền tải điện năng. Dây dẫn càng dài, điện năng hao hụt càng nhiều. Đây chính là hiện tượng sụt áp mà dân kỹ thuật thường hay nhắc đến. 

Dây và cáp điện sử dụng với một mục đích chung là cùng làm vật liệu dẫn điện và cách điện như nhau. Dây có 1 lớp vỏ bọc, đôi khi là 2 lớp vỏ bọc nhưng sẽ chỉ có một lõi dẫn điện. Còn dây cáp điện sẽ có thêm một lớp cáp bảo vệ bên ngoài. Trong khi dây dẫn điện thường được sử dụng cho mục đích dân dụng thì dây cáp điện chủ yếu được dùng để truyền tải nguồn điện cao, truyền tín hiệu điều khiển, được sử dụng nhiều nhất trong các đầu nối của thiết bị điện công nghiệp hoặc dân dụng.

Dây dẫn điện:

Thường được chia làm hai loại là dây trần và dây bọc. Dây có 1 lớp vỏ bọc, đôi khi là 2 lớp vỏ bọc nhưng sẽ chỉ có một lõi dẫn điện.

     

Dây dẫn điện được dùng khi nó được đảm bảo cách điện an toàn cho thiết bị và cho người sử dụng. Dây trần thì treo ở trên cao, dây có vỏ bọc phải luồn trong ống nhựa. Dùng dây dẫn điện thì rẻ tiền, dễ thi công hơn khi kéo và đấu nối. Tiêu chuẩn VN: TCVN 9207:2012, điều 3.2 có ghi rõ: Dây điện bao gồm 1 ruột kim loại dẫn điện bằng Cu (đồng) hoặc Al (nhôm) nằm trong 1 vỏ cách điện; TCVN  2013 – 1994; IEC 60227.

Dây cáp điện:
Dây cáp điện thì được dùng trong các trường hợp có yêu cầu cao hơn về cách điện an toàn.

Dây cáp điện là loại dây có nhiều lớp bọc cách điện và bảo vệ để đảm bảo an toàn chống lại tác dụng cơ học và ảnh hưởng của môi trường Dây cáp điện ngoại trừ có lớp vỏ cách điện còn có lớp vỏ bảo vệ nên sẽ lớn hơn dây điện thông thường và khi nhìn vào sẽ thấy giống sợi cáp. 

Theo TCVN 9207:2012; điều 3.3 thì cáp điện bao gồm một hoặc nhiều dây điện được bọc trong một hoặc nhiều lớp bảo vệ hơn; TCVN 5935 – 1995; IEC 60502…

Lựa chọn dây và cáp điện

Khi biết sơ qua về dây và cáp điện, ta cũng cần biết một số khái niệm cơ bản để lựa chọn dây, cáp điện phù hợp khi thi công điện.

Khi thiết kế công trình, kỹ sư thiết kế sẽ lựa chọn tiết diện dây dẫn cho phù hợp với phụ tải, nhu cầu sử dụng của công trình, vì vậy việc lựa chọn dây dẫn cơ bản sẽ được ấn định trong quá trình thiết kế. Thông thường các công trình dân dụng, các loại dây phù hợp là Sunco đơn 1×1.5mm hoặc dây đôi CV2x1.5m; ngoài ra các loại dây dùng cho công trình dân dụng cũng rất được ưa chuộng như các loại dây dẫn Dây mềm tròn 2 ruột_VCTF 2X Dây mềm tròn 4 ruột_VCTF 4X; Dây đơn mềm_VCSF 1X,... Các loại dây này sẽ được đi luồn trong ống, nhưng cần đảm bảo lượng dây phù hợp kích thước ống để khi cần thiết có thể rút dây, luồn dây.

Đối với một số trường hợp phải đi dây ngầm dưới đất, bạn nên lưu ý  cần chọn dây điện có lớp vỏ bảo vệ tốt chống thấm nước, thấm ẩm.

Các loại dây và cáp dùng cho công trình công nghiệp, công trình truyền tải điện, viễn thông,... cũng cần tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và chỉ định của đơn vị thiết kế. Tuy nhiên cũng cần tham khảo thêm các đơn vị sản xuất dây và cáp điện uy tín, có những công trình đã thực hiện đảm bảo chất lượng được ghi nhận.

Việc lựa chọn dây điện có thể tham khảo một số cách cơ bản sau:

- Nhận biết qua vỏ dây: Sợi dây khi bẻ gập lại sẽ không bị gãy, nứt vỏ dây, không biến màu. Nếu đốt phần vỏ dây nhựa, dây sẽ cháy sun lại chứ không cháy lan ra. Bề mặt vỏ nhựa phải lì, màu sắc nhám chứ không bóng. Dây điện khi cấu vào có độ dai, nếu dây bở ra chứng tỏ dây điện đó không tốt.

- Nhận biết qua ruột dẫn điện: Ruột dẫn điện tròn và đồng tâm, lớp cách điện dày đều nhau để tránh chập, cháy. Như thế sẽ có thể sử dụng được lâu dài. Dây đồng bên trong sáng bóng, xoắn chặt chẽ, bẻ không gẫy. Số dây đồng trong lõi ghi đúng với số lượng được in bên ngoài vỏ dây điện.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều thông tin về dây, cáp điện trên internet, nhưng khi phải triển khai tư vấn, thi công hoặc chính bạn là chủ đầu tư công trình, thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng, cũng như đòi hỏi sự chứng minh của các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ, sản phẩm của họ và nếu có bất cứ khó khăn gì, bạn có thể gọi cho chúng tôi: “ những người thợ xây, tin yêu cuộc đời mới” theo số điện thoại 094 8007999.

Theo A. Dũng

Làm thế nào lựa chọn dây và cáp điện phù hợp?
VLXD HOÀN THIỆN
Làm thế nào lựa chọn dây và cáp điện phù hợp?

Mặc dù hiện nay có rất nhiều thông tin về dây, cáp điện trên internet, nhưng khi phải triển khai tư...

Công bố giá vật liệu các tỉnh thành
Chủng loại ĐVT Giá bán
Cát xây Cát xây Cát xây 71000.0000
Cát xây Cát xây Cát xây 61000.0000
Chủng loại ĐVT Giá bán
Cát xây Cát xây Cát xây 71000.0000
Cát xây Cát xây Cát xây 61000.0000
Chủng loại ĐVT Giá bán
Cát xây Nội thành Hà nội m3 71000.0000
Cát xây Ngoại thành Hà nội m3 61000.0000
Chủng loại ĐVT Giá bán
Chủng loại ĐVT Giá bán
Chủng loại ĐVT Giá bán
Chủng loại ĐVT Giá bán
Chủng loại ĐVT Giá bán
Chủng loại ĐVT Giá bán
Bạn cần hỗ trợ?